Cách làm bể cá cảnh thủy sinh đẹp (Phần 1)
Cách làm bể cá cảnh thủy sinh như thế nào? Chọn cây thủy sinh nào để trồng, rải nền, trang trí cây cối cho bể thủy sinh ra sao? Có lẽ vẫn là thắc mắc của nhiều bạn thích nuôi cá và muốn có một bể cá đẹp. Sau đây Bể cá Tài Lộc xin hướng dẫn các bạn cách làm bể cá thủy sinh, các bạn có thể tham khảo, áp dụng và cho ý kiến nhé!
Xem thêm:
Một bể cá cảnh kết hợp với cây thủy sinh sẽ làm cho người chơi thích thú hơn. Bạn cũng muốn có một bể thủy sinh sinh động như thế, bạn muốn tự tạo một bể thủy sinh theo ý tưởng của riêng mình. Sau đây là các bước giúp bạn thực hiện một bể thủy sinh.
– Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2-3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.
– Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.
– Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.
– Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.
Sau khoảng 2 tuần, cây bắt đầu tươi tốt, khoảng sau một tháng thì phát triển nhanh.
Việc chọn kích thước bể sẽ quyết định đến loại cây, đá trang trí, các loại cá trong bể.
Nhà nhỏ, bể cá thường có kích thước phổ biến là 1 m, 1,2 m và 1,5 m. Bể dài 3 m thích hợp với phòng khách rộng rãi của biệt thự.
Nên tìm hiểu kỹ vị trí đặt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái bể 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg…..do đó nền nhà cũng như chân đế của bể phải thật chắc chắn.
Đây là những chia sẻ của chúng tôi. Với những bạn mới chơi thì chỉ nên chọn loại bể trung bình, một số kích thước sau bạn có thể chọn (dài x rộng x cao):
80 x 40 x 50 (cm)
60 x 40 x 50 (cm)
Đây là các loại bể nuôi cá thông thường có bán rất nhiều trên thị trường
Bạn nên đặt bể chứ không nên mua sẵn vì lý do sau:
Bể nuôi cá thường có cái kiềng rất to làm nơi để cái máy bơm Oxy không thích hợp cho bể thuỷ sinh vì nó sẽ cản ánh sáng đèn xuống bể. Kính đáy nên làm kính 8 hoặc 10 ly cho an toàn, vì trong bể thuỷ sinh sẽ có một khối lượng tương đối nặng cát, sỏi, lũa và cả đá…
Khoảng cách từ mặt nước lên đến mép thành bể tối đa là 10 cm do vậy nên làm viền thuỷ nhỏ thôi (khoảng 5cm là được) để bạn còn gác đèn lên trên đó.
Chân bể: Tuỳ theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể hợp với mình nhưng cũng nên đặt vì chân bể bán sẵn khá yếu, không an toàn, bạn canh chừng sao cho chiều cao của chân bể sao cho chiều cao tính từ mặt đất đến mép trên của bể khoảng 1m0 đến 1m2 là tối đa, nếu bể cao quá sẽ rất khó chăm sóc và trồng cây đây là những chia sẽ của chúng tôi.
Việc chọn vị trí đặt bể trong nhà cũng cần cân nhắc kỹ. Cần đặt bể cá ở chỗ thuận tiện để dễ thay nước, chuyển đất, rửa kính, thay cá và không gây hỏng hóc các đồ vật xung quanh”.
Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy bể. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.
Có rất nhiều cách làm nền cho bể thuỷ sinh nhưng mình xin nêu cho bạn 2 giải pháp sau:
Cách 1: Tự trộn phân nền (cách này rất kinh tế)
Cách 2: Sử dụng phân nền có sẵn
Khuyên bạn nên mua nền làm sẵn để đảm bảo an toàn nên chọn những nền có tên tuổi.
Bạn tiến hành sắp xếp đá hoặc gỗ vào bể theo cách của mình dự định làm
Sau khi ổn định vị trí của đá, gỗ thì tiến hành đổ nước vào bể, lưu ý không được đổ nước ào ào vào bể (giống như thay nước cho bể cá), nếu làm như vậy thì phân nền sẽ bị xì làm cho nước rất bẩn và khó trong.
Với bể cao, rộng, bạn dùng những mảng đá to, phẳng đặt trên nền bể, có thể làm theo kiểu dốc đứng của hẻm núi. Với dạng bể thấp, nhỏ, nên xếp đá dẹt thành lớp ngang hoặc nghiêng.
Sắp xếp các viên đá. Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thủy sinh đồng thời giữ cho cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.
Cách đổ nước vào bể thủy sinh: Lấy 1 tấm kính lót xuống mặt nền bể rồi đổ nước thật nhẹ lên đó hoặc bạn cho vòi chảy rất nhẹ lên đá và gỗ.
Cách làm cho nước mau trong: bạn nên cho nước vào ra bể từ 3 đến 4 lần đến khi nhìn thấy nước trong, còn ít bụi lơ lửng trong bể nếu chịu khó cẩn thận khâu này thì nước trong bể của bạn sau khi setup sẽ rất mau trong.
Gợi ý: để làm cho hệ vi sinh trong bể mau phát triển thì bạn có thể lấy 1 ít nước cũ của bể cá hoặc bông lọc để đưa sang bể mới, tạo điều kiện “mồi” cho hệ vi sinh phát triển nhưng cũng nên lưu ý không lấy nước từ những bể thủy sinh có bị rêu nhé, nếu lấy nước đó thì bể của bạn cũng sẽ bị nhiễm rêu.
Xem thêm:
Một bể cá cảnh kết hợp với cây thủy sinh sẽ làm cho người chơi thích thú hơn. Bạn cũng muốn có một bể thủy sinh sinh động như thế, bạn muốn tự tạo một bể thủy sinh theo ý tưởng của riêng mình. Sau đây là các bước giúp bạn thực hiện một bể thủy sinh.
Các bước tự làm một bể thủy sinh đơn giản
– Làm vệ sinh bể như phần thành và đáy bể sau khi mua về.– Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2-3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.
– Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.
– Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.
– Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.
Sau khoảng 2 tuần, cây bắt đầu tươi tốt, khoảng sau một tháng thì phát triển nhanh.
Chi tiết các bước tự làm bể cá cảnh thủy sinh
1. Chọn bể thủy sinh
Phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế bể thủy sinh, rồi chọn bể thích hợp.Việc chọn kích thước bể sẽ quyết định đến loại cây, đá trang trí, các loại cá trong bể.
Nhà nhỏ, bể cá thường có kích thước phổ biến là 1 m, 1,2 m và 1,5 m. Bể dài 3 m thích hợp với phòng khách rộng rãi của biệt thự.
Nên tìm hiểu kỹ vị trí đặt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái bể 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg…..do đó nền nhà cũng như chân đế của bể phải thật chắc chắn.
Đây là những chia sẻ của chúng tôi. Với những bạn mới chơi thì chỉ nên chọn loại bể trung bình, một số kích thước sau bạn có thể chọn (dài x rộng x cao):
80 x 40 x 50 (cm)
60 x 40 x 50 (cm)
Đây là các loại bể nuôi cá thông thường có bán rất nhiều trên thị trường
Bạn nên đặt bể chứ không nên mua sẵn vì lý do sau:
Bể nuôi cá thường có cái kiềng rất to làm nơi để cái máy bơm Oxy không thích hợp cho bể thuỷ sinh vì nó sẽ cản ánh sáng đèn xuống bể. Kính đáy nên làm kính 8 hoặc 10 ly cho an toàn, vì trong bể thuỷ sinh sẽ có một khối lượng tương đối nặng cát, sỏi, lũa và cả đá…
Khoảng cách từ mặt nước lên đến mép thành bể tối đa là 10 cm do vậy nên làm viền thuỷ nhỏ thôi (khoảng 5cm là được) để bạn còn gác đèn lên trên đó.
Chân bể: Tuỳ theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể hợp với mình nhưng cũng nên đặt vì chân bể bán sẵn khá yếu, không an toàn, bạn canh chừng sao cho chiều cao của chân bể sao cho chiều cao tính từ mặt đất đến mép trên của bể khoảng 1m0 đến 1m2 là tối đa, nếu bể cao quá sẽ rất khó chăm sóc và trồng cây đây là những chia sẽ của chúng tôi.
Việc chọn vị trí đặt bể trong nhà cũng cần cân nhắc kỹ. Cần đặt bể cá ở chỗ thuận tiện để dễ thay nước, chuyển đất, rửa kính, thay cá và không gây hỏng hóc các đồ vật xung quanh”.
2. Trải lớp nền
Nhiều người có ý định làm bể cá thủy sinh thường thắc mắc về vai trò của đá và sỏi trong bể. Lớp sỏi không chỉ là chỗ cho cây đâm rễ mà còn được sử dụng như một lớp lọc và chỗ cho cá đẻ. Những viên sỏi có kích thước 3 mm được ưa chuộng vì phù hợp với điều kiện chăm sóc bảo quản trong những bể cá kích cỡ trung bình.Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy bể. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.
Có rất nhiều cách làm nền cho bể thuỷ sinh nhưng mình xin nêu cho bạn 2 giải pháp sau:
Cách 1: Tự trộn phân nền (cách này rất kinh tế)
Cách 2: Sử dụng phân nền có sẵn
Khuyên bạn nên mua nền làm sẵn để đảm bảo an toàn nên chọn những nền có tên tuổi.
3. Sắp xếp bố cục và đổ nước vào bể thủy sinh
Một bể cá đẹp cần trang trí nhã nhặn, tạo được chiều sâu cho bể và che đi các phần phụ của bể nuôi.Bạn tiến hành sắp xếp đá hoặc gỗ vào bể theo cách của mình dự định làm
Sau khi ổn định vị trí của đá, gỗ thì tiến hành đổ nước vào bể, lưu ý không được đổ nước ào ào vào bể (giống như thay nước cho bể cá), nếu làm như vậy thì phân nền sẽ bị xì làm cho nước rất bẩn và khó trong.
Với bể cao, rộng, bạn dùng những mảng đá to, phẳng đặt trên nền bể, có thể làm theo kiểu dốc đứng của hẻm núi. Với dạng bể thấp, nhỏ, nên xếp đá dẹt thành lớp ngang hoặc nghiêng.
Sắp xếp các viên đá. Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thủy sinh đồng thời giữ cho cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.
Cách đổ nước vào bể thủy sinh: Lấy 1 tấm kính lót xuống mặt nền bể rồi đổ nước thật nhẹ lên đó hoặc bạn cho vòi chảy rất nhẹ lên đá và gỗ.
Cách làm cho nước mau trong: bạn nên cho nước vào ra bể từ 3 đến 4 lần đến khi nhìn thấy nước trong, còn ít bụi lơ lửng trong bể nếu chịu khó cẩn thận khâu này thì nước trong bể của bạn sau khi setup sẽ rất mau trong.
Gợi ý: để làm cho hệ vi sinh trong bể mau phát triển thì bạn có thể lấy 1 ít nước cũ của bể cá hoặc bông lọc để đưa sang bể mới, tạo điều kiện “mồi” cho hệ vi sinh phát triển nhưng cũng nên lưu ý không lấy nước từ những bể thủy sinh có bị rêu nhé, nếu lấy nước đó thì bể của bạn cũng sẽ bị nhiễm rêu.
Nhận xét
Đăng nhận xét